Tiếp nối đà tăng của chứng khoán Mỹ đêm qua (Dow Jones tăng 1.82%), thị trường chứng khoán Châu Á đều có diễn biến khá tích cực, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đóng cửa tăng 1.64%, Kospi Hàn Quốc tăng 1.44%, Hangseng Hồng Kông sau 2 phiên giảm sâu thì có phiên hồi mạnh - tăng 9.08%, Shanghai Trung Quốc có phiên nỗ lực hồi phục đầu tiên - tăng 3.48%. Chứng khoán Việt Nam cũng có phiên hồi phục thứ hai, Vnindex tăng 0.45%, Vn30 tăng 0.26%, Hnx tăng 0.6%, thanh khoản của thị trường ở mức thấp.
Cổ phiếu Vietcombank (VCB) phiên trước đè thị trường nhiều nhất, hôm nay lại là cổ phiếu kéo thị trường nhiều nhất, cũng giống như 2 phiên giao dịch vào ngày 8&9/3, phiên hồi này cũng chỉ là phiên hồi nhẹ (tăng 1.73%) sau khi đã giảm đáng kể ở phiên trước (giảm 3.68%).
Một số dòng và cổ phiếu khác ở phe xanh là Dầu khí GAS (+1.11%); Ngân hàng MBB (+1.58%), TCB (+0.93%), VIB (+1.85%); Hóa chất DGC (+5.76%); Thực phẩm SAB (+1.78%); Bất động sản BCM (+2.07%), NVL (+1.04%), DXG (+3.61%)
Chiều ngược lại ở phe đỏ có Ngân hàng BID (-1.19%), VPB (-0.27%); Bất động sản VHM (-0.4%), VIC (-0.26%), GVR (-0.44%), VGC (-1.58%), DIG (-0.99%); Hàng không chở khách HVN (-1.72%), VJC (-1.69%); Thực phẩm MSN (-0.43%)
Trên thị trường số mã tăng giá áp đảo với 557 mã, giảm giá có 310 mã, trong đó tăng trần có 60 mã, giảm sàn có 15 mã.
Nông sản, thủy sản, đồn điền vẫn là ngành duy nhất có chart vượt đỉnh 52 tuần dù chỉ tăng khoảng 0.5% (IDI trần, SJF trần, TAR tăng 3.17%).
Phiên hôm nay thị trường chỉ tăng nhẹ nên đa phần các dòng cổ phiếu đều phân hóa, không có ngành nào có chart tăng mạnh hoặc đột biến: Hóa chất CSV trần, DGC tăng 5.76% cổ phiếu này đã hồi lại vùng đỉnh; Bán lẻ tổng hợp FRT trần, PET tăng 4.52%; Mía đường LSS tăng 5.28%...
Các cổ phiếu dầu khí sau khi ngừng rơi vào phiên trước hôm nay hầu hết giảm nhẹ PVD giảm 1.25%, PVS giảm 0.85%, PVC giảm 1.02%, BSR tăng 0.78%, PVB tăng 3.46%.
Một số cổ phiếu xây dựng liên quan tới đầu tư công tạm thời nghỉ ngơi sau khi tăng mạnh ở phiên trước C4G tăng 0.41%, FCN tham chiếu, LCG tăng 0.97%, CTI giảm 2.02%, HTN giảm 1.15%, HHV giảm 0.61%... trong các cổ phiếu này thì chỉ có C4G đã vượt đỉnh ở phiên 15/3, các cổ phiếu còn lại có HTN đang gần đỉnh 52 tuần nhất. Hôm nay là phiên hàng T3 của phiên tăng mạnh vào 11/3 của các cổ phiếu xi măng về, BTS vẫn tăng 3.95%, BCC tăng 0.41%, HT1 tham chiếu, HOM giảm 2%, QNC giảm 1.64%, sau phiên tăng mạnh các cổ phiếu này đều có 3 phiên tích lũy lại khá đẹp.
Ông trùm của ngành bất động sản mà chúng tôi nhắc tới ở bài nhận định trước là VHM vẫn chưa chịu chạy, phiên hôm nay cổ phiếu này giảm nhẹ nhưng biến động với biên độ hẹp hơn cùng với vol thấp, phải chăng nhà tạo lập (MMs) đang để dành VHM cho phiên đáo hạn phái sinh vào ngày mai?
Danh sách các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong phiên:
- Nông nghiệp, thực phẩm: ASM, VHC
- Bất động sản & xây dựng: AGG, ASM, C4G, FIR, HUT
- Du lịch: OCH, SKG
- Bán lẻ: FRT
- Vận tải: VTO
- Dầu khí: DDG
- Công nghệ: CTR
- Bảo hiểm: PGI
- Ngân hàng: KLB
- Nhựa: RDP
- Nội thất: TTF
- Bệnh viện TNH
- Đầu tư: OGC
Quan điểm về thị trường & đầu tư
Thị trường ở trong xu hướng giảm. Thị trường hứng khởi tăng ngay khi mở cửa với Gap up nhưng dòng tiền vẫn khá là e dè, ở chart daily đường viền cổ ở trên vẫn đang là kháng cự đối với Vnindex, MA50 đã cắt lên MA20, thị trường đang ở trong phiên hồi phục thứ 2, đều là 2 phiên hồi yếu.
Ở khung thời gian H1, đường MA20 vẫn đang chúc xuống và Gap ở vùng 1453.07-1453.91 chưa được lấp, thị trường có 2 phiên hồi không mạnh nên có thể sẽ quay lại lấp Gap ở vùng này vào phiên tới, trong trường hợp tích cực sau khi lấp xong sẽ hồi nhẹ sau đó đi ngang và tăng trở lại vào phiên cuối tuần, tuy nhiên mai cũng là phiên đáo hạn phái sinh không biết sẽ có bất ngờ gì đối với thị trường, lưu ý phiên cuối tuần này quỹ ETF sẽ cơ cấu danh mục và FED cũng sẽ công bố kết quả của cuộc họp ngày 16-17/3.
Cập nhật về thị trường chứng khoán phái sinh (VN30F1M):
Chỉ số phái sinh Vn30f1m đóng cửa ở 1471.8, tăng 7.3 điểm, đang khá sát so với cơ sở khi chỉ chênh -0.89, theo chúng tôi nếu không có gì biến động lớn thì phiên mai thị trường khó tăng mạnh được mà có thể giảm nhẹ, thường phiên đáo hạn phái sinh hay có biến động bất ngờ và khó lường, phiên cuối tuần này quỹ ETF sẽ cơ cấu danh mục và FED cũng sẽ công bố kết quả của cuộc họp ngày 16-17/3, tốt nhất nên tránh giao dịch chứng khoán phái sinh trong 2 phiên cuối tuần này.