Thị trường giằng co khá mạnh trong gần như cả phiên nhưng sau 14h bên bán bắt đầu chiếm ưu thế và áp đảo hoàn toàn, chốt phiên Vnindex giảm 23.72 điểm, tương ứng giảm 1.81%, Vn30 giảm 1.28%, Hnx giảm 2.01%, Upcom giảm 1.23%, thanh khoản của thị trường cao hơn phiên trước.
Đóng tuần Vnindex giảm 0.3%, đây là tuần giảm điểm đầu tiên sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp của chỉ số này.
Trên toàn sàn có 630 mã giảm giá, 242 mã tăng giá, trong đó có 66 mã giảm sàn và vẫn có 34 mã tăng trần.
Dòng dầu khí giảm sâu trong đó GAS giảm sàn là tội đồ lớn nhất làm cho thị trường giảm đáng kể, riêng cổ phiếu này đánh mất 4.0641 điểm (trong số 11.0772 điểm do Top 10 cổ phiếu ở phe đỏ đánh mất) của chỉ số Vnindex, góp mặt ở phe đỏ còn có PLX giảm 4.05%. Ngoài ra các cổ phiếu dầu khí khác PVS giảm 7.76%, PVD giảm 5.59%, BSR giảm 5.9%, PVC giảm 9.09%...
Các dòng và cổ phiếu khác ở phe đỏ gồm có Bất động sản GVR (-4.92%); Công nghệ FPT (-4.6%); Ngân hàng BID (-2.3%), CTG (-2.17%), VPB (-1.9%); Điện REE (sàn); Thực phẩm MSN (-1.27%); Bán lẻ MWG (-1.83%)
Top 10 cổ phiếu ở phe xanh chỉ đóng góp 1.4454 điểm cho Vnindex, gồm có: Ngân hàng TCB (+1.47%), HDB (+0.39%); Bất động sản NVL (+0.65%), KBC (+1.56%), ITA (+2.93%), LGC (+2.86%); Thực phẩm SAB (+0.45%), BHN (+1.85%); Thiết bị điện GEX (+2.13%); Hóa chất DGC (+0.79%).
Ngoài dầu khí các dòng cổ phiếu được cho là khỏe trong nhịp hồi phục vừa qua cũng đã bị bán mạnh trong phiên cuối tuần là: Thủy sản với hàng loạt các cổ phiếu nằm sàn như ANV, VHC, ACL, IDI, CMX, ngoài ra FMC giảm 6.57%, MPC giảm 2.25%; Điện có REE giảm sàn, VSH giảm 5.95%, NT2 giảm 4.68%, PC1 giảm 6.16%, POW giảm 5.66%, BCG giảm 5.46%, GEG giảm 4.67%; Cảng biển HAH sàn, VSC sàn, GMD giảm 6.78%; Phân bón DPM sàn, DCM sàn, BFC giảm 5,73%;
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong phiên cuối tuần chỉ còn MAC tăng trần, đây là cổ phiếu thuộc lĩnh vực công cơ khí và dịch vụ vận tải.
Quan điểm về thị trường và đầu tư:
Đóng cửa ở 1,284.08, giảm 1.81% cùng với khối lượng cao hơn phiên trước, thị trường có phiên phân phối thứ 2, đây là phiên phân phối mạnh đầu tiên sau ngày bùng nổ theo đà vào 25/5, với 2 phiên phân phối và giá vẫn giữ trên MA20, tạm thời thị trường vẫn chưa đánh mất xu hướng tăng. Dù vậy bối cảnh lạm phát, lãi suất tăng và diễn biến xấu của thị trường chứng khoán quốc tế (phiên cuối tuần thị trường chứng khoán Mỹ đã xác nhận chuyển sang xu hướng giảm khi chỉ số Dow Jones giảm 2.7%, SP500 giảm 2.9%, Nasdaq giảm 3.5%, cả 3 chỉ số này đều đánh bay toàn bộ thành quả của phiên bùng nổ theo đà. Thị trường chứng khoán Châu Âu cũng không khá hơn khi ngân hàng trung ương Châu Âu quyết định tăng lãi suất, chỉ số CAC40 của Pháp giảm 2.7%, FTSE100 của Anh giảm 2.1%) sẽ gây áp lực lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần tới.
Việc thị trường bắt đầu bị bán khi tới vùng kháng cự là bình thường, mặc dù về điểm số Vnindex giảm khá nhiều, vol cao đáng kể so với phiên trước nhưng vẫn không phải ở mức quá cao khi vẫn thấp hơn vol trung bình của 50 phiên, tức là lượng cung ra chưa nhiều (chỉ số giảm đáng kể là do cầu không có). Trong các thời gian tới chúng tôi dự kiến Vnindex sẽ tiếp tục dao động trong biên độ 1,260.92-1,316.78, nếu thủng 1,260.92 trạng thái của thị trường sẽ chuyển sang đèn vàng tức là “xu hướng tăng có thể bị thay đổi”, khi đèn vàng được bật mà Vnindex tiếp tục giảm thủng cây nến của phiên bùng nổ theo đà vào 25/5 (tức thủng 1,234.2) đèn đỏ sẽ được bật - khi đó chúng tôi mới chuyển trạng thái của thị trường sang xu hướng giảm.
Phiên cuối tuần ngành bank giảm khoảng 1.0% với vol không lớn, giá vẫn giữ được ở trên MA20, các phiên tới nếu giá của ngành này chưa thủng cây nến 25/5 chúng ta vẫn chưa hết hy vọng vào sự hồi phục của dòng này.
Lưu ý trong bài cập nhật và nhận định thị trường ở phiên 8/6 chúng tôi đã bắt đầu khuyến nghị nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu lớn trong danh mục nên bắt đầu giảm bớt và giảm dần tỷ trọng cổ phiếu, xem lại nhận định thị trường chứng khoán phiên ngày 8 tháng 6
Cập nhật về thị trường chứng khoán phái sinh (VN30F1M):
Tương tự thị trường cơ sở, phái sinh cũng có phiên giằng co mạnh trong phần lớn thời gian của phiên cuối, phe short thực sự áp đảo sau 14h khiến thị trường giảm đáng kể, đóng cửa ở 1,311.1 chỉ số phái sinh 1 tháng Vn30f1m giảm 24.2 điểm, đang thấp hơn so với Vn30 14.59 điểm.
Ở chart ngày biên độ 1,310.8-1,337.4 chưa bị vi phạm, thị trường vẫn ở trong xu hướng tăng, các phiên tới nếu thủng 1,310.8 chúng ta cùng quan sát vùng hỗ trợ tiếp theo là 1,293.3-1,299.57 (trong đó 1,293.3 chính là hỗ trợ của cây nến ở phiên 7/6, còn 1,299.57 là hỗ trợ của MA20 ngày).
Ở các khung thời gian H1, H2, H3 đang ủng hộ cho vị thế Short.
Lưu ý thứ 5 tuần tới vào 16/6 là ngày đáo hạn của phái sinh.
Chiến lược trong phiên sau: nếu thị trường tiếp tục giảm quan sát hành động giá tại vùng hỗ trợ 1,293.3-1,299.57, nếu thủng các vùng hỗ trợ này có thể xem xét tới vị thế Short.
P/S: do điều kiện về nguồn lực chúng tôi sẽ cố gắng duy trì cập nhật ít nhất 1 bài cập nhật thị trường trong 1 tuần trên website này, để được cập nhật hàng ngày nhà đầu tư vui lòng liên hệ số điện thoại/zalo 0976.216.368. Ngoài ra để nhận thông báo các bài viết mới trên website này nhà đầu tư vui lòng like trang Fanpage Facebook của Team Cophieutot ở mục "Kết nối" bên dưới.