Phiên giao dịch vào cuối tuần thị trường chứng khoán Việt Nam giảm nhẹ cùng với khối lượng thấp, Vnindex giảm 0.34%, Vn30 giảm 0.2%, đóng tuần Vnindex vẫn tăng 22.75 điểm, tương ứng tăng 1.54% so với đóng cửa của tuần trước.
Thị trường biến động khá giằng co, ngay trong phiên mà có tới 3 nhịp giảm và cũng có từng đó nhịp nỗ lực hồi phục, có thời điểm giá đã ở trên tham chiếu, nhịp hồi phục ở cuối phiên bị thất bại trong khoảng 10 phút cuối và ATC.
Cổ phiếu VIC giảm 2.74% tiếp tục là cổ phiếu đè thị trường nhiều nhất, đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của VIC sau khi công bố lỗ sau thuế 9,200 tỷ đồng ở Q4.21, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn đạt lợi nhuận dương. Cùng nhóm Vingroup 2 cổ phiếu VRE, VHM cũng có phiên giao dịch kém tích cực, VRE giảm 3.89%, VHM giảm 0.5%
Phiên trước nỗ lực tăng của VCB dường như thất bại khi đóng nến với râu trên khá dài, trong phiên hôm nay VCB cũng bị đuối ở cuối phiên, đóng cửa giảm 1.42%, cùng ngân hàng BID cũng giảm 1.03%
Một số cổ phiếu dầu khí tăng ở đầu phiên nhưng đóng phiên cũng không giữ được giá cao, BSR đóng cửa ở 27.2, giảm nhẹ 0.37% với cây nến Shooting Star, trong phiên có thời điểm giá của BSR lên tới 28.1. GAS giảm 0.89%, PLX có vẻ như gặp khó khi tiệm cận vùng đỉnh trước, đóng phiên cũng giảm 1.82%. PVS cũng đóng cửa với cây nến có râu ở trên khá dài và chỉ còn tăng nhẹ 1.05%.
Các cổ phiếu ngân hàng kháng lại đà giảm của thị trường là: TPB (+4.0%), LPB (+3.6%), STB (+1.58%), EIB (+2.29%), MBB (+0.59%)
Một số cổ phiếu liên quan tới Bất động sản khu công nghiệp khá tích cực, đóng góp đỡ cho thị trường trong nhóm này có GVR tăng 1.04%. SZC và PHR tích cực nhất khi đều tiếp tục break đỉnh 52 tuần trong phiên hôm nay. Cổ phiếu TIP hồi phục tăng trần trong khi đã thủng MA20 ở 5 phiên trước.
SAB có phiên hồi phục thứ 7 từ đáy, tăng 1.66% cũng đóng góp đáng kể vào việc kháng lại đà giảm cho thị trường.
Trong phiên thị trường giằng co dòng thép cũng diến biến khá tích cực HPG tăng 0.32%, HSG tăng 1.92%, NKG tăng 2.48%
Trên toàn thị trường số cổ phiếu tăng giá và giảm giá vẫn cân bằng với 462 mã tăng, 435 mã giảm, trong đó số mã tăng trần có tới 74 mã, giảm sàn có 23 mã.
Danh sách các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong phiên:
- Dầu khí: DDG
- Ngân hàng: MBB
- Bất động sản và xây dựng: DHA, HUT, PHR, SZC, PTC
- Điện và thiết bị: PGV
Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong tuần thị trường hồi phục không nhiều và bị sụt giảm ở các nhóm ngành trong phiên cuối tuần.
Quan điểm về thị trường và đầu tư:
Phiên thứ 9 của đợt nỗ lực hồi phục, thị trường vẫn chưa xuất hiện phiên bùng nổ theo đà nên vẫn ở trong xu hướng giảm.
Cập nhật chart 1h của Vnindex, cây nến đóng cửa vào thời điểm 14h đã thủng MA20, sau 14h chỉ số này có sự hồi phục để vượt lên MA20 nhưng nỗ lực hồi phục này bị thất bại ở ATC, đóng cửa thủng MA 20 với cây nến Shooting Star, hiện tại bollinger band dưới đang có sự hỗ trợ nhất nhưng không còn mạnh so với thời điểm cuối phiên trước, trong các giờ tới nếu có cây nến 1h đóng cửa dưới 1,495.7 sẽ xác nhận nhịp giảm điểm đối với Vnindex, vùng hỗ trợ gần nếu thị trường giảm sẽ là 1,480.4.
Ở đồ thị tuần Vnindex đóng cửa với cây nến gần như Doji cùng với khối lượng thấp hơn so với tuần trước, thể hiện thị trường vẫn thiếu cầu và đợt nỗ lực hồi phục này khả năng fail (thất bại) là khá cao.
Cập nhật về thị trường chứng khoán phái sinh (VN30F1M):
Kịch bản diễn ra tương tự phiên trước, trong hầu hết cả phiên Short thắng thế, sau 14h VN30F1M hồi phục nhanh và mạnh, đà hồi phục bắt đầu đuối vào 14h16, tuy nhiên chỉ số này vẫn đóng cửa ở sắc xanh, tăng 0.5 điểm.
Trong các phiên tới Team Cophieutot vẫn tiếp tục ưu tiên đối với vị thế Short, tuy nhiên nhà đầu tư cần lựa chọn điểm vào tối ưu, khi thị trường cơ sở vẫn đang giằng co và chưa nghiêng hẳn theo xu hướng nào (vẫn đang trong đợt nỗ lực hồi phục ở trong xu hướng giảm) thì chỉ mở ít vị thế và chỉ đánh ngắn, trong các giờ tới ở chart 1h của Vnindex nếu có cây nến 1h đóng cửa thủng giá 1,495.7 thì khi đó xu hướng giảm của thị trường sẽ rõ ràng hơn, khi đó có thể chọn điểm vào để gia tăng đối với vị thế Short.