Thị trường bị giảm với gap up ngay đầu phiên do bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Mỹ cuối tuần trước, lạm phát Mỹ năm 2021 lên mức cao nhất trong 40 năm, cộng với việc giá dầu thế giới tăng mạnh và căng thẳng Nga - Ukraina làm cho các nhà đầu tư trên toàn cầu e ngại về lạm phát, đóng cửa phiên 14/2 các chỉ số chứng khoán Châu Á và Việt Nam đểu giảm mạnh: Nikkei 225 của Nhật giảm 2.23%, Kospi Hàn Quốc giảm 1.57%, Hangseng Hồng Kông giảm 1.41%, Sanghai Trung Quốc giảm 0.98%, Vnindex giảm 1.98%, Vn30 giảm 2.64%, Hnx giảm 1.38%.
Ngân hàng là dòng cổ phiếu kỳ vọng sẽ trụ đỡ cho thị trường ở giai đoạn này cuối cùng cũng bị bán mạnh, khiến thị trường giảm sâu hơn vào cuối phiên VCB (-4.44%), BID (-6.58%), CTG (-5.98%), TCB (-4.1%), MBB (-5.74%), VPB (-4.37%), ACB (-4.76%), STB (sàn), TPB (-6.65%).
Cổ phiếu VHM giảm 2.01% cũng góp phần vào sự giảm điểm của thị trường
Kháng lại đà giảm của thị trường có 3 cổ phiếu đóng góp đáng kể nhất là GAS (+4.5%), SAB (+5.2%), VJC (+5.42%), trong 3 cổ phiếu này thì VJC đáng lưu ý nhất khi cổ phiếu này đóng cửa với giá cao nhất trong phiên và đã break đỉnh 52 tuần.
Dầu khí ngoài GAS tích cực thì một số cổ phiếu nhóm khí cũng có phiên hồi mạnh: ASP trần, PGS trần, PGC trần, ngoài ra PSH, PET cũng đóng cửa ở trong sắc tím.
Dòng cổ phiếu thủy sản vẫn tích cực trong phiên thị trường giảm sâu, VHC tăng trần và tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới và là leader của dòng này, ANV cũng trần, FMC tăng 3.43%, ACL tăng 5.64%
Trên toàn thị trường số mã cổ phiếu giảm điểm là 580, tăng điểm là 273, trong đó tăng trần có 33, giảm sàn có 23 mã.
2 ngành có chart vượt đỉnh 52 tuần là ngành Hàng không chở khách và ngành Thăm dò và sản xuất dầu khí
Danh sách các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong phiên:
- Dầu khí: BSR, PET, PBP
- Hàng không: VJC
- Thủy sản: VHC
- Bất động sản, cao su tự nhiên: PHR
- Cung cấp nước sạch: BWE
Các dòng cổ phiếu còn giữ được sắc xanh trong phiên hôm nay là Dầu khí, Hàng không, Thủy sản đều có cổ phiếu vượt đỉnh, nhưng không nhiều.
Quan điểm về thị trường và đầu tư:
Phiên thứ 10 của đợt nỗ lực hồi phục, thị trường không xuất hiện phiên bùng nổ theo đà, mà cả Vnindex và Vn30 đều thủng MA20, càng củng cố thêm về xu hướng giảm của thị trường.
Trong các bài nhận định thị trường chứng khoán trước Team Cophieutot đã nhận định khả năng cao đợt nỗ lực hồi phục này bị fail, trong phiên hôm nay nhận định này dược xác nhận thêm khi cả Vnindex và Vn30 đều bị giảm với Gap up đây là mẫu hình đảo chiều hoang đảo (Island Reversals), mặc dù vùng giá này không phải là ở đỉnh cao nhất nhưng cũng ở vùng đỉnh của thị trường - cảnh báo thị trường bước vào xu hướng giảm, trong ngắn hạn MA50 đang ở trên và trở thành kháng cự đối với Vnindex.
Cổ phiếu ngành bank được kỳ vọng nâng đỡ cho thị trường ở giai đoạn này cuối cùng cũng bị bán mạnh - đồng nghĩa với việc không còn dòng nào đỡ, nên thị trường đã xấu lại càng xấu. Kịch bản là nếu dòng dầu khí, hàng không, thủy sản tích cực trong các phiên tới mà bank tiếp tục xấu thì các dòng này cũng không đỡ được cho thị trường,
Chart của ngành bank cũng đã bị thủng MA20 với khối lượng cao, do vậy khả năng phục hồi để giành lại hoặc vượt đỉnh trước trong ít nhất vài tuần tới là khó. Trong xu hướng giảm của thị trường thì ưu tiên nhất vẫn là thu hồi vốn và nắm giữ tiền mặt, điều này đã được team Cophieutot nhắc nhở và cảnh báo từ rất sớm, tốt nhất nên đứng ngoài thị trường cho tới khi phiên bùng nổ theo đà xuất hiện.
Cập nhật về thị trường chứng khoán phái sinh (VN30F1M):
Trong 2 phiên trước thị trường phái sinh kéo lên ở phút cuối để “diệt Short và dụ Long”, phiên hôm nay phe Short đã “hiện nguyên hình”, với xu hướng thị trường chung xấu càng thêm xấu càng củng cổ cho vị thế Short mà chúng tôi đã đưa ra ở các bài nhận định trước.
Tham khảo các bài cập nhật và nhận định thị trường chứng khoán trước