Phiên cuối tuần thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn xanh nhẹ (Vnindex vẫn tăng 0.02%, Vn30 tăng 0.19%, Hnx tăng 0.28%) trong bối cảnh thị trường chứng khoán khu vực và Quốc tế giảm mạnh do thông tin nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine bốc cháy, mặc dù đám cháy đã được dập tắt, nhưng các nhà đầu tư vẫn cực kỳ lo lắng về cuộc xung đột ở Ukraine: Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 2.23%, Kospi Hàn Quốc giảm 1.22%, Hang Seng Hồng Kông giảm 2.5%, Shanghai Trung Quốc giảm 0.96%; Thị trường chứng khoán Châu Âu giảm mạnh hơn cả: chỉ số Cac 40 của Pháp giảm 4.97%, Dax Đức giảm 4.41%, FTSE 100 của Anh giảm 3.48%, trong khi đó chỉ số số Dow Jones Mỹ chỉ giảm 0.53% với cây nến rút chân khá dài (kỳ vọng sẽ có sự phục hồi trong phiên đầu tuần).
Các dòng và cổ phiếu giúp Vnindex trụ vững trong phiên cuối tuần là dòng Ngân hàng VPB (+1.74%), BID (+1.17%), ACB (+2.54%), TCB (+0.6%); Thực phẩm MSN (+1.38%); Bất động sản VRE (+3.21%), DIG (+3.0%), PDR (+2.84%); Chứng khoán SSI (+2.42%); Hàng không HVN (+1.6%)
Ở chiều ngược lại ở phe đỏ có Dầu khí GAS (-2.24%), PLX (-2.71%); Thực phẩm SAB (-4.25%); Ngân hàng VCB (-0.7%), TPB (-1.81%); Hàng không VJC (-2.79%); Bất động sản NVL (-1.28%), GVR (-0.83%), BCM (-1.37%); Thép HPG (-0.6%)
Nhìn tương quan lực lượng giữa phe đỏ và phe xanh cho thấy có sự phân hóa ở dòng Ngân hàng, Bất động sản và Hàng không
Trên toàn thị trường số mã tăng giá vẫn áp đảo so với mã giảm, có 597 mã tăng vs 366 mã giảm, trong đó có 77 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn.
Một số cổ phiếu kỳ vọng được hưởng lợi từ đầu tư công tăng đáng kể: C4G +6.8%, FCN +4.03%, CTI +3.69%, LCG +4.95%, G36 +3.59%, HHV +2.14%, HOM +3.37%, C32 +4.17%.
Các ngành có chart vượt đỉnh 52 tuần: Nông sản, thủy sản, đồn điền (CTP +6.67%, HNG +5.87%, SJF trần); Khai thác than (HLC +7.69%); Máy công nghiệp; Bán lẻ tổng hợp; Hóa chất chuyên dụng; Dịch vụ vận tải (HAH +2.03%, DXP +5.96%, HHG trần, PCT trần, TCO trần)
Danh sách các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần trong phiên:
- Dầu khí: DDG, PTV, PVO, PXT
- Hóa chất (bao gồm phân bón): DCM, DPM
- Dịch vụ vận tải: HAH, PCT, VTO
- Khách sạn: OCH
- Bán lẻ tổng hợp: FRT
- Nông nghiệp, thực phẩm: AGM, BAF, NSC
- Khai thác than: HLC
- Điện: DQC, VNE
- Bất động sản & xây dựng: DXG, HUT, PTC, VPI
- Giáo dục: DST
- Bao bì: PBP
- Bảo hiểm: PGI
- Truyền thông: ONE
Quan điểm về thị trường và đầu tư
Trạng thái của thị trường là vẫn ở trong xu hướng giảm, chúng tôi chỉ xem xét để chuyển trạng thái của thị trường sang uptrend nếu các phiên tới Vnindex đóng cửa vượt lên trên 1520.78.
Sau phiên hồi phục đáng kể vào thứ năm thì thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhẹ vào phiên cuối tuần, thậm chí nếu có giảm nhẹ cũng là bình thường, trong bối cảnh thị trường quốc tế và khu vực giảm sâu thị trường chứng khoán vẫn duy trì được sắc xanh là khá khỏe. Mặc dù vậy, bất ổn ở Ukraine, giá các loại hàng hóa leo thang là các vấn đề mà nhà đầu tư cần phải cẩn trọng trong việc đầu tư ở trong giai đoạn này.
Trong bài nhận định vào thứ 5, chúng tôi có đề cập tới chart 1h của dòng bank, trong phiên cuối tuần chart của ngành này vẫn xanh nhẹ, giá gần như đi ngang và đang sát với đường trendline của mẫu hình cái nêm hướng xuống, một khi giá break lên trên mẫu hình này chúng ta có thể hy vọng vào một nhịp hồi phục của ngành này, VPB vẫn đang là cổ phiếu ngân hàng giữ trend tốt nhất trong nhịp này.
Cập nhật về thị trường chứng khoán phái sinh (VN30F1M):
Ở khung 1H kháng cự của đường trendline ở trên vẫn rất mạnh mà Vn30f1m chưa thể vượt qua, trong phiên hôm nay giá có 4 lần định “vượt khó” nhưng đều bị “thất thủ”, đóng cửa Vn30f1m giảm 4.5 điểm so với giá tham chiếu. Trong các giờ tới nếu giá vượt được đường trendline ở trên và đóng nến 1h vượt lên trên 1517.5 cho điểm vào đối với vị thế Long (với target khoảng 15.565 điểm), ngược lại nếu thủng MA20 phải theo dõi các cây nến tiếp theo để xem xét đối với vị thế Short.